Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn?

1.  Khái niệm điểm hoà vốn

Điểm hòa vốn (Break Even Point – viết tắt là BEP) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không bị lỗ nhưng cũng chưa có lãi.

Điểm hòa vốn được xác định theo ba tiêu chí:

  • Sản lượng hòa vốn (Break-even units):là sản lượng sản xuất của doanh nghiệp tại điểm doanh thu bằng tổng chi phí;
  • Doanh thu hòa vốn (Break-even revenue):tương tự là điểm khi tổng doanh thu bằng tổng chi phí;
  • Thời gian hòa vốn (Payback period):là khoảng thời gian cần thiết để đạt đến điểm hòa vốn.

2. Ý nghĩa của điểm hoà vốn

Khi xác định được điểm hòa vốn BEP thì doanh nghiệp sẽ nắm được sản lượng sản xuất và doanh thu bán hàng là bao nhiêu thì để không bị lỗ, từ đó biết được phạm vi lời/lỗ theo doanh thu, sản lượng và chi phí. 

Việc xác định điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định được mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức hợp lý mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được để mang về doanh số bán hàng cao nhất.

Break Even Point cũng giúp doanh nghiệp/nhà đầu tư nắm được hiệu quả của hoạt động kinh doanh để hoàn vốn đầu tư ban đầu. Nếu bán được số lượng sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn thì sẽ có lãi, ngược lại, số lượng sản phẩm tiêu thụ được thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ.

Chủ doanh nghiệp/nhà quản lý sẽ dựa vào điểm hòa vốn để:

–  Kiểm tra biên độ an toàn khi đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh.
–  Xác định ngân sách để phân bổ thực hiện các dự án khác.

–  Xác định con số tối thiểu của doanh thu có thể bù vào chi phí sản xuất.
–  Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh thu về lợi nhuận cao nhất.

3. Phân loại điểm hoà vốn

Điểm hòa vốn được phân thành 2 loại là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính. Cụ thể như sau:

Điểm hòa vốn kinh tế

Là điểm mà tại đó doanh thu đạt được bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (bao gồm định phí và biến phí, chưa tính đến lãi suất vay vốn kinh doanh), lợi nhuận của doanh nghiệp trước lãi vay bằng 0, thuế của doanh nghiệp bằng 0.

Điểm hòa vốn tài chính

Là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả lãi vay vốn kinh doanh cần trả. Tại đây, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.

4. Công thức tính điểm hoà vốn

Doanh thu hòa vốn  =  Định phí + Biến phí

Ta biết:  Lãi gộp là lãi trên biến phí hoặc là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi bù đắp hết các chi phí khả biến phát sinh. (Hay còn gọi là số dư đảm phí).

Lãi gộp = Doanh thu – Chi phí biến đổi

Điểm hòa vốn là khi:  Sản lượng * (Lãi gộp) = Tổng định phí

=>   Sản lượng hòa vốn =  Tổng định phí / Lãi gộp

=>   Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn * Giá bán 

=  (Tổng định phí / Lãi gộp) * Giá bán

=  Tổng định phí / Tỷ suất lãi gộp

(1)  Đối với doanh nghiệp chỉ bán 1 sản phẩm thì tính đơn giản như công thức trên

(2)  Đối với doanh nghiệp bán nhiều mã sản phẩm thì ta tính trên từng sản phẩm (hoặc gôm nhóm tính trên từng Ngành hàng)

=>   Sản lượng hòa vốn =  Tổng định phí / Trọng số Lãi gộp tất cả sản phẩm

=>   Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / Tỷ suất lãi gộp bình quân


Trong đó:

Trọng số Lãi gộp tất cả sản phẩm = Tổng tất cả (Lãi gộp từng sản phẩm * Tỷ lệ doanh thu tương ứng của từng sản phẩm) 
Tỷ suất lãi gộp bình quân = (tỷ suất lãi gộp từng sản phẩm * tỷ lệ doanh thu tương ứng từng sản phẩm)

 

Ví dụShop kinh doanh hai sản phẩm A và B. Trong đó:

  • Tổng chi phí cố định là 10.000.000 VNĐ/tháng (bao gồm chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên livestream, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm…).
  • Mỗi sản phẩm A có giá 35.000 VNĐ, với tổng chi phí biến đổi là 20.000 VNĐ (gồm chi phí cho tất cả các nguyên vật liệu và nhân công) và đạt doanh thu 30.000.000 VNĐ/tháng.
  • Mỗi sản phẩm B có giá 45.000 VNĐ với tổng chi phí biến đổi là 25.000 VNĐ (gồm chi phí cho tất cả các nguyên vật liệu và nhân công) và đạt doanh thu 50.000.000 VNĐ/tháng.

Link download file excel tại đây:

 

5. Khi phân tích điểm hòa vốn, cần chú ý gì?

Dưới đây là những điều quan trọng mà shop mới không thể bỏ qua về điểm hòa vốn BEP:

  • Xác định chính xác chi phí cố định, chi phí biến đổi: Chi phí cố định và chi phí biến đổi là hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến điểm hòa vốn của cửa hàng. Do vậy, chủ shop phải phân loại và tính toán cẩn thận hai khoản phí này để kết quả BEP chuẩn xác nhất.
  • Điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều sản phẩm không đạt độ chính xác cao: Công thức tính điểm BEP của nhiều sản phẩm phụ thuộc vào giá bán từng sản phẩm và doanh thu thực tế. Tuy nhiên, hai tiêu chí đó có thể thay đổi tùy theo thị trường, số lượng sản phẩm… nên có thể không chính xác tuyệt đối ở mọi thời điểm.
  • Không nên giả định số lượng sản xuất và số lượng bán ra bằng nhau: Điểm hòa vốn BEP chỉ là con số lý tưởng để shop tham khảo đưa ra số lượng sản phẩm được sản xuất và giá bán dự kiến, đồng thời có sự điều chỉnh thích hợp về sau. Vì khi hoạt động thực tế, shop luôn phải dự trù một khoản hàng tồn kho để có thể vận hành ổn định, tránh thiếu hụt.
  • Điểm BEP thay đổi theo thời gian: BEP là chỉ số không cố định, có thể thay đổi khi thị trường lạm phát hoặc cung – cầu thay đổi.

Muốn tính toán điểm BEP đúng nhất, chủ shop nên xác định chính xác các yếu tố liên quan như chi phí cố định, chi phí biến đổi, nhu cầu thị trường… 

Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp các Chủ doanh nghiệp nắm được cách tính điểm hòa vốn chuẩn xác, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Nếu cần sự hỗ trợ thêm hãy liên hệ Nhà huấn luyện của bạn để được tư vấn tốt nhất.

Coach Henry XHuy 

Phát triển doanh nghiệp Chiến lược Marketing

Mô hình PESTEL là gì? Áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?

Phát triển doanh nghiệp Chiến lược Marketing

Ma trận BCG là gì? 5 bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược

Phát triển doanh nghiệp Tài chính

Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn?

Phát triển doanh nghiệp Phát triển bản thân Cuộc sống

IKIGAI LÀ GÌ?
error: Content is protected !!