Mô hình PESTEL là gì? Áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?

Mô hình PESTEL là công cụ phân tích quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh. Bằng cách hiểu rõ những yếu tố này, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược hiệu quả và đối phó với các thách thức trong môi trường thay đổi liên tục.

1. Mô hình PESTEL là gì?

Khái niệm

Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh, được các doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình quản lý chiến lược. Tên gọi “PESTEL” xuất phát từ 6 yếu tố chính: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental), Pháp lý (Legal).

Mô hình PESTEL xuất phát từ mô hình ETPS (Được giới thiệu trong cuốn sách “Scanning the Business Environment” năm 1967 bởi giáo sư Francis Aguilar đại học Harvard). Sau này, ETPS được mở rộng thành PEST và cuối cùng là PESTEL, được bổ sung thêm hai yếu tố EnvironmentalLegal.

Với công cụ này, doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quan các tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh, làm cơ sở để đề ra quyết định chiến lược, phát triển sản phẩm và duy trì sự thành công bền vững.

Ứng dụng của mô hình PESTEL làm gì?

Mô hình PESTEL mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh. Các ứng dụng nổi bật bao gồm:

  1. Lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt: Giúp doanh nghiệp thích nghi đối với biến động thị trường.
  2. Nhận diện cơ hội và thách thức: Giúp doanh nghiệp phát hiện điểm mạnh/yếu trong đề xuất chiến lược.
  3. Phát triển sản phẩm: Xác định nhu cầu và xu hướng người tiêu dùng.
  4. Tối ưu hoá marketing: Nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.
  5. Thay đổi cơ cấu tổ chức:  Mô hình PESTLE cung cấp cho tổ chức một cái nhìn rõ ràng về những yếu tố ngoại vi có thể ảnh hưởng đến việc thay đổi cơ cấu tổ chức của họ. 

2.  6 thành phần của mô hình PESTEL

Phân tích 6 yếu tố mô hình PESTEL

(1) Political – Yếu tố Chính trị

Bao gồm các chính sách, quy định từ chính phủ, như:

  • Hệ thống chính trị, định hướng quan hệ quốc tế.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp (giảm thuế, tài trợ vay).
  • Quy định bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Các quy định bảo mật dữ liệu người dùng ảnh hưởng đến doanh nghiệp phát triển công nghệ.

(2) Economic – Yếu tố Kinh tế

Bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lắm phát và biến động chuỗi cung ứng.

Ví dụ: Biến động giá nguyên liệu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

(3) Social – Yếu tố Xã hội

Bao gồm các xu hướng xã hội, hành vi và giá trị của cộng đồng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một số yếu tố nổi bật như:

  • Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn).
  • Thói quen tiêu dùng, phong cách sống.
  • Văn hóa, tín ngưỡng và các yếu tố đạo đức xã hội.

Ví dụ: Sự gia tăng ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản phẩm hữu cơ và thân thiện với môi trường.

(4) Technological – Yếu tố Công nghệ

Công nghệ luôn thay đổi và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành nghề. Các yếu tố cần xem xét:

  • Tốc độ đổi mới công nghệ.
  • Cơ hội đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
  • Ứng dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất và tiếp thị.

Ví dụ: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học đã thay đổi cách doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

(5) Environmental – Yếu tố Môi trường

Yếu tố môi trường ngày càng được chú trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững. Một số khía cạnh bao gồm:

  • Tác động của thời tiết và khí hậu.
  • Quy định về bảo vệ môi trường.
  • Sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý chất thải.

Ví dụ: Các công ty sản xuất cần cân nhắc việc giảm lượng khí thải carbon để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế.

(6) Legal – Yếu tố Pháp lý

Yếu tố pháp lý tập trung vào các quy định, luật lệ và tiêu chuẩn áp dụng trong ngành, chẳng hạn:

  • Luật lao động, luật thuế, luật bảo vệ người tiêu dùng.
  • Quy định về sở hữu trí tuệ.
  • Tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm.

Ví dụ:  Một doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhập khẩu của quốc gia đối tác, như chứng nhận an toàn thực phẩm.

3. Các bước áp dụng mô hình PESTEL ?

Mô hình PESTEL không chỉ là công cụ phân tích lý thuyết mà còn có tính ứng dụng thực tiễn cao. Dưới đây là một số bước hướng dẫn để áp dụng mô hình này hiệu quả:

Bước 1:  Xác định các yếu tố quan trọng

Doanh nghiệp cần xác định yếu tố nào trong mô hình PESTEL ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ:

  • Một công ty công nghệ có thể ưu tiên yếu tố Technological.
  • Một công ty sản xuất thực phẩm có thể chú trọng yếu tố EnvironmentalLegal.

Bước 2: Phân tích cơ hội và rủi ro

Dựa trên các yếu tố đã xác định, doanh nghiệp cần phân tích:

  • Cơ hội: Yếu tố nào có thể thúc đẩy tăng trưởng?
  • Rủi ro: Những thay đổi nào có thể gây bất lợi?

Bước 3: Đưa ra chiến lược phù hợp

Sử dụng thông tin từ phân tích PESTEL để xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng với môi trường bên ngoài.

Ví dụ:

  • Khi nhận thấy cơ hội tăng trưởng từ xu hướng mua sắm trực tuyến, một công ty bán lẻ có thể đầu tư mạnh vào thương mại điện tử.
  • Nếu đối mặt với rủi ro từ quy định pháp lý mới, doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh để tuân thủ.

4. Những lưu ý khi sử dụng mô hình PESTEL ?

Dù mô hình PESTEL là một công cụ hữu ích, việc áp dụng nó đòi hỏi sự cẩn trọng và linh hoạt để đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng mô hình này:

Lưu ý 1: Tính linh hoạt và thực tế

  • Không cứng nhắc: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Doanh nghiệp không nên cố gắng phân tích tất cả 6 yếu tố một cách đồng đều mà cần tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.
  • Tùy chỉnh phù hợp: Cần điều chỉnh cách tiếp cận dựa trên quy mô, đặc điểm và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Lưu ý 2: Cập nhật dữ liệu thường xuyên

  • Thay đổi liên tục: Môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là các yếu tố chính trị, kinh tế và công nghệ. Vì vậy, doanh nghiệp cần cập nhật dữ liệu mới nhất để đảm bảo phân tích luôn chính xác và phù hợp.
  • Sử dụng nguồn tin đáng tin cậy: Khi thu thập thông tin, hãy đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn uy tín và đa dạng.

Lưu ý 3: Không tách rời các yếu tố

  • Liên kết chặt chẽ: Các yếu tố trong mô hình PESTEL không hoạt động độc lập mà thường có sự tác động lẫn nhau. Ví dụ, yếu tố chính trị (Political) có thể ảnh hưởng đến kinh tế (Economic) hoặc pháp lý (Legal).
  • Xem xét toàn diện: Tránh phân tích rời rạc mà hãy nhìn nhận bức tranh tổng thể để đánh giá tác động đầy đủ.

Lưu ý 4: Kết hợp với các công cụ khác

  • Đa công cụ hỗ trợ: PESTEL chỉ tập trung vào yếu tố bên ngoài, do đó cần kết hợp với các công cụ phân tích khác như SWOT, 5 Forces của Porter hoặc mô hình VRIO để đánh giá cả yếu tố nội tại và đối thủ cạnh tranh.
  • Tạo chiến lược đa chiều: Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch toàn diện và hiệu quả hơn.

Lưu ý 5: Tránh phân tích quá rộng

  • Tập trung vào mục tiêu: Không nên dành quá nhiều thời gian để phân tích các yếu tố không có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Hãy ưu tiên những yếu tố liên quan mật thiết đến thị trường hoặc ngành nghề cụ thể.
  • Đừng sa lầy chi tiết: Phân tích PESTEL cần hướng đến sự cô đọng và rõ ràng để hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.

Lưu ý 6: Phân bổ nguồn lực hợp lý

  • Đầu tư nguồn lực hợp lý: Việc phân tích PESTEL đòi hỏi thời gian và nhân sự. Do đó, doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực hợp lý để không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
  • Tìm chuyên gia hỗ trợ: Trong trường hợp cần thiết, có thể thuê chuyên gia phân tích môi trường để đảm bảo kết quả chính xác.

Kết hợp phân tích SWOT với PESTLE và 5 Forces

5.  Case study thực tế về phân tích theo mô hình PESTEL

(case study 1)  Mô hình PESTEL của Vinamilk:

  1. Political (Chính trị): Chính sách thuế hỗ trợ ngành sữa, giúp Vinamilk phát triển mạnh. Chính phủ ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất khẩu.
  2. Economic (Kinh tế): Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định và thu nhập tăng giúp gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa, đặc biệt là sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh gia tăng.
  3. Social (Xã hội): Mức sống tăng và dân số đô thị tạo cơ hội lớn. Tuy nhiên, việc chưa phổ biến thói quen uống sữa ở nông thôn và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là thách thức.
  4. Technological (Công nghệ): Đầu tư vào công nghệ sản xuất và chăn nuôi bò sữa giúp tăng hiệu suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  5. Environmental (Môi trường): Khí hậu và thiên tai có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Công ty cần quản lý yếu tố môi trường để đảm bảo nguồn cung ổn định.
  6. Legal (Pháp lý): Các vấn đề bảo quản và vận chuyển sản phẩm cần tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm và môi trường. Các nhà phân phối nhỏ lẻ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

(case study 2)  Mô hình PESTEL của Coca-Cola:

  1. Political (Chính trị): Quy định thuế, thay đổi trong ngành nước giải khát, và chính sách giá ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Coca-Cola.
  2. Economic (Kinh tế): Chi phí nguyên liệu thô tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, phát triển khoa học và công nghệ giúp tối ưu hóa sản xuất.
  3. Social (Xã hội): Sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang lối sống lành mạnh là thách thức. Tuy nhiên, thị trường nước uống có ga ở Việt Nam vẫn giúp Coca-Cola duy trì lợi thế.
  4. Technological (Công nghệ): Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, thiết kế bao bì và cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Các kênh truyền thông xã hội giúp quảng bá hiệu quả.
  5. Environmental (Môi trường): Áp lực từ các nhóm môi trường và biến đổi khí hậu là thách thức đối với Coca-Cola.
  6. Legal (Pháp lý): Tuân thủ các tiêu chuẩn luật pháp về đường tiêu thụ và caffeine ở từng quốc gia, đồng thời phải giải quyết các vấn đề về thực tiễn lao động và mức lương ở một số quốc gia.

 

Kết lại:

Mô hình PESTEL rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về môi trường kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

Nếu chưa rõ hãy liên hệ với Nhà huấn luyện kinh doanh của bạn để được tư vấn sâu hơn. 

Coach Henry XHuy 

Phát triển doanh nghiệp Chiến lược Marketing

Quản lý chiến lược (SWOT, 5-Forces của Porter, phân tích PESTLE)

Phát triển doanh nghiệp Chiến lược Marketing

Mô hình PESTEL là gì? Áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?

Phát triển doanh nghiệp Chiến lược Marketing

Ma trận BCG là gì? 5 bước ứng dụng BCG trong lập chiến lược

Phát triển doanh nghiệp Tài chính

Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn?

Phát triển doanh nghiệp Phát triển bản thân Cuộc sống

IKIGAI LÀ GÌ?
error: Content is protected !!